Các vị trí dễ ngấm nước trong nhà?
Về nguyên tắc, những vị trí dễ ngấm nước là những khu vực có khả năng tiếp xúc với nước thường xuyên. Có thể từ nguồn nước sinh hoạt hàng ngày, cũng có thể đến từ mạch nước ngầm. Hoặc thậm chí là những khu vực bị nước mưa xâm nhập. Vậy, những vị trí nào dễ ngấm nước trong nhà?
Thứ nhất, hệ thống thoát nước
Trên thực tế, các chủ nhà thường không quan tâm đến hệ thống thoát nước của nhà mình mà chỉ khi xảy ra hiện tượng ngấm dột mới tiến hành kiểm tra. Khi đó, hầu hết các phễu thu sàn của sàn mái đều bị đọng rong rêu. Như vậy, ống không thể thoát nước được, lâu dài sẽ đọng lại trên máng thu nước, làm chậm quá trình thoát nước và làm thấm các trần. Đặc biệt đối với những ngôi nhà mái tôn, việc di chuyển để kiểm tra rất bất tiện. Do đó, nếu phễu thu bị đọng rong rêu, nước có thể tràn vào trần thạch cao và gây hiện tượng ngấm nước trong nhà.
Thứ hai, mái nhà, trần nhà
Mái nhà bằng bê tông mà thường xuyên bị ánh nắng chiếu vào sẽ khiến mái bị bong tróc, rạn nứt gây hiện tượng ngấm nước khi mùa mưa đến. Hoặc nếu mái nhà mà ta lót gạch, nắng chiếu sẽ khiến mái bị bong lớp keo chà ron hoặc bị bong các viên gạch.
Thứ ba, sàn nhà vệ sinh
Sàn nhà vệ sinh mặc dù không trực tiếp hứng mưa chịu nắng như trần nhà. Tuy nhiên, nó lại liên tục chịu tác động từ nước dùng trong sinh hoạt tắm rửa. Nếu xét về khả năng thấm dột, chắc chắn không kém bất cứ vị trí nào. Chính vì thế, 100% các công trình toilet đều được yêu cầu phải xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh triệt để. Đây cũng là 1 trong những hạng mục quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu.
Thứ tư, tường bao
Đây cũng là một vị trí rất dễ bị ngấm nước. Khi bị nắng chiếu vào thường xuyên, các mảng tường hồ sẽ bị nứt các chân chim. Để khắc phục, ta cần cạo lớp sơn đó, lăn bằng vật liệu chống thám hoặc sơn lạ. Ngoài ra, đối với những ngôi nhà sử dụng vật liệu sơn không tốt sẽ rất dễ tạo ra các đường nứt lớn. Khi xảy ra hiện tượng đó, ta cần đục và trét lại
Thứ năm, bồn bông
Các vị trí bồn bông được ngâm dưới nước, đất nên rất dễ bị thấm nước. Do đó, đối với các ngôi nhà khi làm bồn bông trực tiếp cần phải lưu ý sau. Đó là hạn chế sử dụng đất đổ trực tiếp vào bồn bông đó ngay cả khi đã chống thấm. Bởi sau một thời gian, lớp chống thấm bị lão hóa sẽ xảy ra ngấm nước. Ta nên lót thêm lớp giấy bạc, nilong hoặc trồng cây trong các thùng nhựa để đảm bảo nước không bị đọng lại.
Kết luận
Tuổi thọ của ngôi nhà là một yếu tố rất quan trọng để đánh giá chất lượng của công trình đó. Và đương nhiên, nếu ngôi nhà bị ngấm nước, việc sửa chữa sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí. Bởi vậy, chúng ta cần phải thường xuyên kiểm tra các vị trí dễ bị ngấm nước để đảm bảo độ bền bỉ cho ngôi nhà của mình.